Lợn nái có thai là giai đoạn quan trọng quyết định năng suất chăn nuôi. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu lợn nái có thai? Cách nuôi dưỡng sao để đạt hiệu quả cao ? Cùng khám phá ngay trong bài viết này!
Nhận biết dấu hiệu lợn nái có thai
Nhận biết sớm dấu hiệu lợn nái có thai giúp người chăn nuôi chăm sóc tốt hơn, đảm bảo sức khỏe cho cả nái và đàn con tương lai. Cùng điểm qua những dấu hiệu điển hình:
– Lợn nái có dấu hiệu có thai sẽ ngừng động dục sau tầm 3 tuần phối.
– Đầu vú căng to do tuyến sữa phát triển.
– Lợn nằm sấp, ít vận động, tính cách trầm hơn.
– Ăn khỏe, ngủ nhiều hơn bình thường.
– Chân lợn sưng phù nề.
– Bụng lợn to dần theo thời gian.

Cách nuôi dưỡng hiệu quả lợn nái có thai
Chế độ dinh dưỡng cho lợn nái mang thai
Để đảm bảo lợn nái mang thai khỏe mạnh, thai phát triển tốt và tiết sữa chất lượng sau sinh, bà con cần tuân thủ chế độ ăn khoa học như sau:
Định lượng thức ăn theo giai đoạn:
Giai đoạn đầu thai kỳ (ngày 1 đến ngày 90): Cung cấp 1,8 – 2 kg thức ăn/ngày.
Giai đoạn cuối thai kỳ (ngày 91 đến ngày 110): Tăng khẩu phần lên 2,2 – 2,4 kg/ngày nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao.
Trước khi sinh tầm 3 đến 5 ngày: Giảm lượng ăn xuống 1 – 1,5 kg/ngày để tránh áp lực lên hệ tiêu hóa và tử cung.

Lưu ý quan trọng:
Bổ sung vi chất: Phối trộn AN THAI (vitamin, acid amin) vào khẩu phần để ngăn ngừa thai khô, thai gỗ, tăng sức đề kháng cho lợn mẹ và hỗ trợ phát triển bào thai.
Đúng giờ, đủ lượng: Cho ăn cố định 2 – 3 bữa/ngày, tránh xáo trộn giờ giấc.
Đảm bảo chất lượng: Loại bỏ thức ăn ôi thiu, ẩm mốc, không thay đổi đột ngột loại thức ăn để tránh rối loạn tiêu hóa.
Chế độ tập luyện cho lợn nái có thai
Tháng đầu mang thai: Cho lợn đi lại tự do 2 lần/ngày, mỗi lần 1-2 giờ vào thời điểm mát mẻ.
Giai đoạn cuối: Hạn chế vận động, chỉ cho đi lại nhẹ nhàng 1 lần/ngày.
Sắp sinh (2-3 ngày): Không cho lợn vận động để tránh ảnh hưởng đến quá trình đẻ.
Lịch tiêm ngừa đầy đủ cho lợn nái có chửa
Việc phòng ngừa luôn là biện pháp phòng bệnh tối ưu nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả lợn mẹ lẫn lợn con. Bà con chăn nuôi nên tuân thủ lịch tiêm các loại vacxin phòng bệnh thiết yếu như: lở mồm long móng, dịch tả, tụ huyết trùng… cho lợn nái có thai.

Nhận biết sớm dấu hiệu lợn nái có thai và chăm sóc đúng cách là yếu tố quyết định đến sức khỏe của mẹ lợn và đàn con sau này. Áp dụng đúng kỹ thuật sẽ giúp lợn nái mang thai khỏe mạnh, nâng cao năng suất chăn nuôi. Đừng quên theo dõi thường xuyên truy cập Fanpage và Website Ngọc Hà để đàn lợn phát triển tốt nhất!